Thành ra, nếu gọi chi thứ 5 trong 12 con giáp là *tran/tlan (đọc như trăn tiếng Việt) theo âm cổ hơn so với Thìn/Thần (âm Hán Việt khoảng thời Đường Tống) thì vấn đề nguồn gốc phương Nam (tiếng Việt cổ) sẽ dễ dàng nhận ra. Các cách nhìn từ góc độ văn hóa học như truyền thuyết, ca dao tục ngữ và khảo cổ học đã bàn qua trong bài "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Thìn Thần Long Rồng Rắn (phần 8)" (gọi tắt là bài 8). Giọng Bắc Kinh/BK được ghi bằng hệ thống bính âm (pīnyīn) rất phổ thông hiện nay, cần phân biệt số chỉ thanh điệu (như số 3 trong zhen3 hay zhěn) và số phụ chú ghi ngay sau một chữ (như sau3). Dấu hoa thị (asterisk) đứng trước một âm là một dạng phục nguyên của âm cổ (reconstructed sound): như *tran/tlan/klan chẳng hạn. Các chữ viết tắt thường gặp trong bài là TQ (Trung Quốc), HV (Hán Việt), TV (Tập Vận, năm 1037/1067 SCN), TVi (Tự Vị/1615), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự, khoảng năm 100 SCN), QV (Quảng Vận/1008), ĐV (Đường Vận/751), LT (Loại Thiên/1039/1066), NT (Ngọc Thiên/543), VH (Vận Hội/1297), CV (Chánh Vận, hay Hồng Vũ Chánh Vận/1375), CTT (Chánh Tự Thông/1670), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), TCN (Trước Công Nguyên/BC), SCN (Sau Công Nguyên/AD).
1. Thìn/Thần là kí âm của thuồng luồng
Từ thời xa xưa, dân Việt đã phải xăm mình để tránh loài giao long hung dữ - như theo Địa Lí Chí (Ban Cố thời Đông Hán soạn vào năm 54 hay 92 SCN):
"Đất Việt ở vào vùng ứng với sap Khiên ngư, Vụ nữ. Các quận Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nam Hải, Nhật Nam đều thuộc đất Việt. Vua của họ là dòng dõi của vua Vũ, con thứ của vua Thiếu Khang vậy, được phong ở ấp Cối Kê, vẽ mình cắt tóc để tránh cái hại của giao long. Ứng Thiệu (học giả thời Đông Hán) nói: "Thường tại giữ nước, cho nên cắt tóc, vẽ mình để giống hình con rồng, cho nên không bị gây hại" - phỏng dịch theo bác Lí Nhĩ Chân trang http://www.viethoc.org/phorum/read.php?10,6814,page=14
Câu chuyện trên cho thấy khái niệm về loài thủy quái này đã bám rễ trong tiềm thức dân chúng từ lâu lắm, cũng như đã từng ghi nhận trong bài 8 (tác giả Nguyễn Cung Thông/Thạch Sanh, 10/2008). Như vậy có dữ kiện nào kết nối âm Thìn/Thần với loài thủy quái không? Nếu có thì đó là một (trong nhiều) chứng minh dẫn đến nguồn gốc phương Nam của chi thứ 5 (Thìn/Thần - rồng). Xem lại các cách đọc cổ hơn của Thìn/Thần hay Thận1 trong các chữ Hán cổ dùng chữ Thìn/Thần 辰, ta thấy âm thần/thận khi chỉ động vật thì có nhiều nghĩa lẫn lộn và mơ hồ: như khi là loài sò hến, khi là loài thủy quái huyền bí, khi là loài nai ... Điều này dễ hiểu vì khi âm thần (chi thứ 5, chỉ loài rồng rắn trăn) nhập vào tiếng Hán thì mang nhiều nghĩa khác nhau, tuy nhiên một nghĩa rất đáng chú ý là loài thủy quái mà Bản Thảo, Chánh Tự Thông, Khang Hy tự điển đều ghi là giao thuộc 蛟屬 (thuộc về loài giao hay thuồng luồng). Đây là một định nghĩa của chữ thận 蜃 mà học giả Đào Duy Anh cũng đã ghi nhận là loài giao long (Hán Việt Tự Điển, 1931) mà các tự điển HV khác không thấy nói đến như của Thiều Chửu, Nguyễn Văn Khôn ...
Rõ ràng hơn nữa là khi các thư tịch cổ đại TQ dùng Thìn/Thần chỉ loài sò hến, không dính líu gì đến loài thuồng luồng (giao):
辰, 有身也。《说文》
Thìn, hữu thân dã < Thuyết Văn Giải Tự/TVGT >
辰者, 言万物之蜃也. 《史记•律书》
Thìn giả, ngôn vạn vật chi thìn dã
Các vết khắc/vẽ cổ đại của chữ Thìn/Thần không cho thấy liên hệ gì đến rồng, trăn/rắn, thuồng luồng … Thời gian xuất hiện muộn màng của chữ thận (bộ trùng) trong triện văn so với chữ Thìn/Thần từ thời giáp cốt văn lại càng chứng tỏ khả năng ‘thêm bớt’ và Hán hóa sau khi âm Thìn/Thần nhập vào tiếng Hán cổ.
甲骨文 Giáp cốt văn 金文 Kim văn 小篆 Tiểu triện 楷体 Khải thể
Một thí dụ nữa về mâu thuẫn trong cách hiểu con cù (虯cầu HV, một loài rồng) trong các thư tịch cổ TQ - như hiểu theo Thuyết Văn Giải Tự là
龍子有角者 long tử hữu giác giả (rồng con có sừng)
Nhưng theo các tài liệu thời sau như Ngọc Thiên, Long Kham Thủ Giám, Quảng Vận ... đều ghi là 無角龍 vô giác long (rồng không sừng) …v.v… Xem thêm chi tiết về con cù mục 3.2 phần dưới.
Tóm lại, ta có cơ sở kết luận là chữ Thìn/Thần là tên gọi loài sò hến cổ đại ở TQ, nhưng chính là loài thuồng luồng phương Nam (giao long) mà người Hán đã thần thánh hóa thành con rồng2 huyền thoại; xem thêm dữ kiện trong mục 2.16 bên dưới . Phần sau sẽ đi vào chi tiết về các dạng âm cổ phục nguyên của Thìn/Thần và cho ta thấy lại lần nữa nguồn gốc phương Nam (tiếng Việt cổ, proto-Viet-Muong/tiền Việt Mường) của âm này.
2. Các dạng âm cổ của Thìn/Thần
Xem qua các chữ Hán tạo ra từ thành phần hài thanh hay bộ thìn/thần 辰 như sau3
2.1 Chân 㲀 (Unicode 3C80) là chữ rất hiếm, nghĩa là đánh, tấn công, phấn khởi ... Các cách phiên thiết qua âm HV phản ánh rõ nét các biến âm tr-ch-th-s
側鄰切 trắc lân thiết (QV)
之人切,音眞 chi nhân thiết, âm chân (TV)
士臻切 sĩ trăn thiết (TV)
鋤臻切,音榛 sừ trăn thiết, âm trăn (TV)
植鄰切 thực lân thiết (QV)
丞眞切,音辰 thừa lân thiết, âm thần - nghĩa đồng (như thìn/thần 辰), còn dùng như 敐
2.2 Chữ trân/chân/chấn 䟴 (Unicode 47F4) là chữ hiếm, nghĩa là động (TVGT) có các cách đọc
側鄰切 trắc lân thiết (TVGT)
章刃切 chương nhận thiết (ĐV)
之刃切 chi nhận thiết (TV, VH, CV) 音震 âm chấn
之人切 chi nhân thiết (NT, TV, VH, CV) 音眞 âm chân
之仁切 chi nhân thiết (NT)
Hai thanh điệu khác nhau nhưng cùng thanh vực (bổng) của chữ 䟴đã được Ngọc Thiên ghi nhận rõ ràng
Ngọc Thiên 玉篇 (năm 543)
2.3 Chân/trân/chấn 桭 (Unicode 686D) là chữ hiếm với tần số dùng 5 trên 171894734
側鄰切 trắc lân thiết (QV) - nghĩa là mái hiên nhà, gian nhà có hai cột …
之人切 chi nhân thiết (TV, VH) - âm chân 音眞
植鄰切 thực lân thiết (QV) - dùng như thìn/thần 辰
之刃切 chi nhận thiết, âm chấn (TV) - nghĩa là sửa lại (chỉnh lại)
2.4 Chữ