NhiềuNhiều người dân bày tỏ tiếc thương trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: Trịnh Nguyễn).
người dân bày tỏ tiếc thương trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: Trịnh Nguyễn).Nhiều ngườ.Nhiều giọt nước mắt của người dân khắp nơi nơi trên dải đất hình chữ S tuôn rơi nhưng không bi lụy; nhớ tiếc để làm sống dậy những kỷ niệm thân thương, tươi đẹp; nhiều việc làm tốt, nhiều suy nghĩ tích cực, nhân văn được lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống và trên mạng xã hội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với 80 năm tuổi đời, gần 57 năm tuổi Đảng; hơn 30 năm là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, gần 27 năm là Ủy viên Bộ Chính trị; hơn 13 năm là Tổng Bí thư, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, hơn 2 năm vừa là Tổng Bí thư vừa gánh vác trọng trách Chủ tịch nước; trên 22 năm là đại biểu Quốc hội, trong đó có tới hơn 5 năm là Chủ tịch Quốc hội.
Đồng chí còn là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Bí thư Quân ủy Trung ương; Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Ở cương vị nào, đồng chí Nguyễn Phú Trọng cũng luôn trăn trở, nghiền ngẫm, dồn hết sức lực, tâm trí phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, nổi bật là công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; kiên định lãnh đạo đất nước phát triển theo con đường XHCN. Tầm nhìn, nhân cách, tài năng và phong cách lãnh đạo của Tổng Bí thư không chỉ là kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam mà còn mang lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người cộng sản chân chính, nhà lãnh đạo, nhà lý luận xuất sắc của Đảng và Nhà nước ta. Đồng chí luôn tự nhủ lòng mình; căn dặn cán bộ lãnh đạo và đảng viên phải chủ động nâng tầm tư duy, coi trọng tổng kết thực tiễn, xác định đúng cơ sở khoa học cho quá trình hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đổi mới, về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, là giải pháp dựa vào Nhân dân để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, nền dân chủ XHCN thực sự là của dân, do dân, vì dân.
Trong tác phẩm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, sau khi đánh giá tổng quát tình hình thế giới và trong nước, nhận rõ những thời cơ và thách thức, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội... Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và hủy hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về Nhân dân, do Nhân dân và phục vụ lợi ích của Nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và Nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi”.
Khi đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng (2018), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói những lời gan ruột: “Suốt 50 năm được đứng trong hàng ngũ của Đảng, tôi đã được Đảng giáo dục, rèn luyện, dìu dắt rất nhiều, nhờ đó mà có làm được một số việc và từng bước trưởng thành. Tuy nhiên, tất cả những gì tôi làm được là vô cùng nhỏ bé so với sự giáo dục, rèn luyện của Đảng; sự kèm cặp, chỉ bảo của các đồng chí đi trước; sự ủng hộ, cộng tác, giúp đỡ của đồng chí, đồng nghiệp; sự động viên, ủng hộ của Nhân dân, mà trực tiếp là những nơi tôi từng sinh sống, học tập, công tác”.
Trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt coi trọng công cuộc chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự chuyển biến, tự chuyển hóa trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đặc biệt là quốc nạn tham nhũng, tiêu cực.
Phát biểu Kết luận Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022 ngày 30/6/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “phải xây dựng cho được một cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để "không thể tham nhũng"; một cơ chế răn đe, trừng trị nghiêm khắc để "không dám tham nhũng"; và một cơ chế bảo đảm để "không cần tham nhũng".
Tổng Bí thư luôn ghi nhớ, luôn nhắc nhở mọi người lời dạy của Bác Hồ: tham ô, tham nhũng là “giặc nội xâm”, tham nhũng, tiêu cực là "khuyết tật bẩm sinh" của quyền lực. Đồng chí nêu tấm gương sáng về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, sống giản dị, trong sạch, thanh bạch, gương mẫu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất xứng đáng là Người Cộng sản Chân chính, Nhà văn hóa lớn, Người học trò rất xuất sắc, gương mẫu, trung thành, tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo tiền bối ưu tú của dân tộc ta.
Hãy nén sự xúc động, trong giờ phút đau thương này của tháng 7 linh thiêng, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hãy đoàn kết lại thành một khối thống nhất; biến đau thương thành hành động cách mạng, củng cố và tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ như một nén tâm nhang kính trọng, biết ơn và tiễn biệt đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đáng kính của Đảng ta, Nhân dân ta, dân tộc ta./.
--------------------------------
* Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng