Nhìn một cách khách quan, những cuốn tiểu thuyết của Hoài Điệp Thứ Lang không có nhiều giá trị nghệ thuật bởi Đinh Hùng chưa có một tư duy tiểu thuyết thật sự. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng các sáng tác của ông.
Còn bây giờ, ta hãy đến với hai quyển tiểu thuyết của Hoài Điệp Thứ Lang mà chúng tôi đã may mắn tìm được.
Đầu tiên là Người đao phủ thành Đại La. Tác phẩm này có nội dung xoay quanh việc dấy binh khởi nghĩa của những bậc anh hùng mà đứng đầu là Đinh Toàn Trung, thủ lĩnh nghĩa quân Đại Hoàng, chống lại Lê Ngoạ Triều. Còn tác phẩm Kỳ nữ Gò Ôn Khâu là câu chuyện kể về những con người trẻ tuổi (nhóm “Thăng Long ngũ hiệp”, Trần Duyên Hương…) không tiếc máu xương mình tham gia vào cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai để bảo vệ giang sơn. Nhìn chung, cả hai tác phẩm đều có cốt truyện đơn giản, phân mảnh. Chúng tôi nhận thấy cả hai đều không mới về giọng điệu, cách thức xây dựng nhân vật, tình huống và còn chịu ảnh hưởng nặng của tiểu thuyết chương hồi. Điều này có thể giải thích là vì đây là tác phẩm Hoài Điệp Thứ Lang viết để đăng báo nhiều kì nên chức năng giải trí được chú trọng và như thế, việc tìm một cách “thể hiện” để phù hợp, để hấp dẫn bạn đọc là điều không có gì làm lạ. Do vậy, nếu độc giả trông chờ một điều mới mẻ, một sự đột phá khi đến với hai sáng tác trên của Đinh Hùng thì chắc hẳn sẽ thất vọng bởi vẫn là chuyện anh hùng và mỹ nhân, vẫn là những màn đấu kiếm hay cảnh đi tìm kho báu… mà ta có thể bắt gặp dễ dàng trong nhiều cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp khác. Và như thế, theo chúng tôi, cái đáng nói đến nhất, cái đáng chú ý nhất trong hai tác phẩm trên chính là ở cái góc nhìn nghệ thuật đặc biệt của Hoài Điệp Thứ Lang. Như đã phân tích ở phần Cảm hứng lịch sử trong thơ Đinh Hùng, cái nhìn của Hoài Điệp Thứ Lang là cái nhìn hướng về những con người nhỏ bé, những con người “không ai nhớ mặt đặt tên nhưng đã làm nên đất nước”. Vì vậy, ta đừng ngạc nhiên khi thấy một Lý Công Uẩn chỉ được nhắc đến qua một vài câu nói giữa nhân vật Lý Dương Hồng và thiền sư Vạn Hạnh dù đang trong bối cảnh chuyển giao quyền lực từ nhà Tiền Lê sang nhà Lý :
“Vạn Hạnh thiền sư mỉm cười:
_Theo quẻ độn của bần tăng thì nhất định “người ấy” không nhận lời đâu! Cho nên, xin phép tiên sinh điền tên một “người khác” vào tờ mật chiếu kia…
_Người nào?
_Xin phép được điền tên quan Tả-Thân-Vệ-Điện-Tiền-Chỉ-Huy-Sứ Lý Công Uẩn!” [20, tr.298].
Cũng đừng ngạc nhiên khi một tác phẩm lấy bối cảnh cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lại chỉ nói đến vị danh tướng vĩ đại Trần Hưng Đạo chỉ qua vài câu trong một tác phẩm có độ dài hơn 500 trang thế này:
« Bóng người đó chỉ hiện ra một thoáng rất nhanh, nhưng rõ rệt lạ lùng, linh động từng nét gợn: Đó là hình ảnh của một vị tướng quân oai nghiêm lộng lẫy trong một vùng hào quang toả rộng, một vị tướng lão thành bừng bừng uy dũng, với cạp mắt sáng quắc như đôi mắt thần linh, nghiêm khắc mà hiền từ, cương nghị mà bao dung. Đôi mắt ấy nhìn thẳng vào mắt Bảo Ngọc như khích lệ, như quở trách. Đôi mắt ấy như một tia lửa rọi thẳng vào đầu óc chàng! Và, đó là hình ảnh của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, với đôi mắt tuyệt vời của ngài mỗi khi nhìn đám tráng sĩ » [21, tr. 261, q.2].
Thay vì đó, Đinh Hùng đã dành nhiều trang văn để viết về những nhân vật lịch sử có thật, những nhân vật thường ít được nhắc đến dù có không ít công lao cho đất nước này, ví dụ như Nguyễn Thế Lộc - người dân tộc Tày, vị chỉ huy cánh quân ở Châu Ma Lục (Lạng Sơn), người đã tham gia vào cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần hai và ba của dân tộc. Đây là một minh chứng cho nhãn quan đặc biệt ấy của Đinh Hùng vẫn không thay đổi theo thời gian.
Cũng trong khi khảo sát, chúng tôi đã phát hiện được một điều thú vị trong tác phẩm Người đao phủ thành Đại La. Đó là việc Đinh Hùng đã xây dựng nhân vật chính Đinh Toàn Trung từ hình mẫu Đinh Bộ Lĩnh nhưng lại đặt vào trong bối cảnh nhà Tiền Lê, dưới triều Lê Long Đĩnh. Đây không phải là một sự nhầm lẫn của tác giả. Vì với một người kĩ tính, chịu khó tham khảo nhiều tài liệu lịch sử như Hoài Điệp Thứ Lang thì điều cơ bản này không thể nào ông lại không nhận ra. Chúng tôi cho rằng, đó là một dụng ý nghệ thuật của Đinh Hùng, là niềm mong mỏi của ông: dù ở một thời đại nào cũng sẽ có một vị anh hùng đứng lên dẹp loạn, dẹp hết nỗi oan khiện, dẹp hết cảnh lầm than cho nhân dân vui cảnh thái bình.
Công bằng mà nói, tuy còn nhiều mặt hạn chế về nghệ thuật nhưng nếu đặt trong bối cảnh thời đại thì có thể thông cảm được và dù sao thì tiểu thuyết của Đinh Hùng (qua hai trường hợp mà chúng tôi đã khảo sát) cũng có những giá trị tích cực. Ít ra chúng cũng làm người ta cảm động, tự hào vì là một người con đất Việt, vì một hào khí Đông A:
« Kỳ diệu thay! Hai chữ “Sát Đát” đã như một dấu hiệu thiêng liêng, một tín bài mầu nhiệm, tự nhiên gây nên một nguồn thông cảm chân thành, một niềm tin tưởng không đắn đo, cân nhắc. Và tự nhiên, tất cả mọi người trong phòng này đều nhìn người Kỳ Nữ Gò Ôn Khâu với cặp mắt cảm động như nhìn một người thân tín từ lâu » [21, tr.118].
Ít ra chúng cũng khiến người ta thương cảm cho chuyện tình của nàng Lý Quỳnh Uyển vì yêu chàng Đinh Toàn Trung mà bỏ tà sang chánh, phản bội cha mình để rồi cuối cùng chết dưới lưỡi kiếm của chính mình; cho mối tình nàng Trần Duyên Hương (Kỳ Nữ Gò Ôn Khâu) với Trần Bảo Ngọc đã gắn bó với nhau qua những biến thiên của thời cuộc, qua những thời khắc thập tử nhất sinh để rồi dở dang (vì Hoài Điệp Thứ Lang cũng là người có tình duyên dang dở).
Ít ra chúng cũng có lần làm người ta phải giật mình suy nghĩ:
“_Nếu vậy thì kể cái tinh thần của dân chúng Đại La Thành này cũng khá kì dị: thù ghét Ngoạ Triều, nguyền rủa Lê Kỷ, nhưng vẫn không muốn tự mình vùng lên chống lại hôn quân. Thích hào hùng, hay nói chuyện nghĩa hiệp, có thể tán thưởng những người ra mặt chống đối hôn quân, nhưng tự mình lại không hành động, chỉ ngồi… uống rượu và nói phiếm: thực đúng là cái tinh thần vô trách nhiệm của người dân đô thị! (…)” [20, tr. 174].
Và nếu liên hệ với hoàn cảnh Đinh Hùng viết tác phẩm này (dưới thời Ngô Đình Diệm), ta sẽ nhận ra được hết điều mà tác giả gửi gắm.
Thực sự chúng tôi đã gặp nhiều khó khăn khi viết phần này. Bởi vì chỉ có hai tác phẩm trong tay không đủ để chúng tôi có thể đưa ra những nhận định, những đánh giá khách quan về tiểu thuyết Đinh Hùng. Thêm nữa là văn bản mà chúng tôi tiếp cận được có chất lượng không tốt do khâu biên tập còn sai sót nhiều, ảnh hưởng không ít đến quá trình khảo sát tác phẩm. Nhưng dù thế, chúng tôi cũng hy vọng mình đã phần nào chỉ ra được một số nét đặc trưng trong tiểu thuyết Đinh Hùng.
Cuối cùng, điều chúng tôi muốn nói là dù Đinh Hùng hãy còn là một thi sĩ khi viết tiểu thuyết nhưng ông vẫn là một hiện tượng đặc biệt, một trong những nhà văn hiếm hoi ở miền Nam giai đoạn 54-75 viết tiểu thuyết về đề tài lịch sử cùng với Nhất Linh, Bình Nguyên Lộc, Duyên Anh… Lí do Đinh Hùng tìm đến “lịch sử”, chúng tôi đã nói ở trên. Nhưng còn nhiều vấn đề khác cần bàn đến như: Vì sao tiểu thuyết lịch sử trong giai đoạn này ở miền Nam không còn phát triển như hồi đầu thế kỉ? Phải chăng sau bước ngoặt 1945 “thực tại” mới là cái đáng được quan tâm hơn? Liệu chủ nghĩa hiện sinh - một lý thuyết triết học, mỹ học ảnh hưởng mạnh mẽ đến lý luận và sáng tác văn chương ở miền Nam - có tác động đến cách nhìn lịch sử của các nhà văn không và tác động như thế nào? Mong rằng những người có điều kiện, có khả năng hơn chúng tôi tiếp tục nghiên cứu vấn đề lý thú và gai góc này.
KẾT LUẬN
Về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của tác giả, khi viết, chúng tôi chủ yếu dựa vào lời kể và tư liệu do chính người nhà của cố thi sĩ cung cấp. Nhờ vậy, chúng tôi mới có thể hệ thống hoá lại toàn bộ các dữ kiện để đưa ra những thông tin chính xác, đính chính những thông tin có phần sai lệch về cuộc đời, cũng như về tác phẩm. Từ đây góp phần phác hoạ lại diện mạo của Đinh Hùng một cách chân thực, đủ đầy hơn và đặt ra vấn đề xác định lại vị trí của ông trong dòng chảy văn học nước nhà.
Về vấn đề văn bản tác phẩm, chúng tôi cho rằng đóng góp lớn nhất và quan trọng nhất của mình chính là đã thu thập lại được toàn bộ các tác phẩm đã được xuất bản của Đinh Hùng. Từ đây, trên cơ sở những tác phẩm mà chúng tôi đã xử lí, cung cấp, những người đi sau sẽ có đủ những điều kiện cơ bản để tiến hành việc nghiên cứu nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Còn khi đến với thế giới nghệ thuật thơ Đinh Hùng, chúng tôi thấy nổi lên ba cảm hứng chính sau đây: cảm hứng lịch sử, cảm hứng tâm linh và cảm hứng lãng mạn. Ba loại cảm hứng này, thoạt đầu sẽ thấy rất khác nhau nhưng thật ra chúng lại có một điểm chung quan trọng: đều không nằm ở thực tại, chối bỏ thực tại dù mang bóng hình của thực tại. Chẳng phải lịch sử là tiếng vọng của quá khứ, tâm linh là tấm gương của nội tâm, còn lãng mạn là tiếng gọi của lí tưởng hay sao? Điều này giải thích vì sao mà trong thơ Đinh Hùng ta hay bắt gặp có đoạn vừa nằm trong lòng cảm hứng này lại vừa thuộc một loại cảm hứng khác như thế. Cũng chính điểm chung đó đã giúp chúng tôi soi tỏ, lí giải nhiều vấn đề trong hồn thơ, trong tâm lí sáng tạo của Đinh Hùng: luôn nhìn mọi thứ bằng đôi mắt tượng trưng dẫn đến cái nhìn lưỡng phân, lưỡng cực; luôn cảm thấy lạc lõng, xa lạ với tất thảy mọi người; luôn bị dao động, luôn có xu hướng ngả về thế giới tâm linh, thế giới của tinh thần mang nặng tính siêu nghiệm… Và tất yếu, tất cả những điều này sẽ tác động mạnh đến cái tôi trữ tình trong thơ Đinh Hùng, nhào nặn và biến nó thành cái tôi cô đơn. Để từ đây, những những biểu hiện của cái tôi trữ tình cũng chỉ là những dạng thức cái tôi cô đơn, của nỗi cô đơn đến khốc liệt ấy.
Về phương diện nghệ thuật, chúng tôi không chọn cách tiếp cận dưới góc độ thi pháp học mà chọn cách tiếp cận dựa trên những đặc điểm nghệ thuật của chủ nghĩa tượng trưng: tư duy tương hợp, trực giác trong thơ, tính nhạc, biểu tượng… Vì chúng tôi nghĩ rằng: đây là cách tiếp cận hợp lí nhất. Bởi lẽ, Đinh Hùng là một nhà thơ tượng trưng thuần nhất, hồn thơ của ông là hồn thơ tượng trưng cho nên chịu ảnh hưởng mạnh những quan điểm về nghệ thuật của thi phái này. Dễ thấy, chỉ có qua cách tiếp cận này, chúng ta mới có thể thấy rõ được những dụng công nghệ thuật cũng như những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc nhất của ông.
Chương ba của luận văn có tên là Đinh Hùng – các thể loại khác. Chúng tôi dành trọn chương này để viết về các tác phẩm văn xuôi, về các bài tiểu luận – phê bình của Đinh Hùng. Và do khả năng có hạn, nên chúng tôi chỉ xin dừng lại ở mức độ bước đầu khảo sát và đánh giá mà thôi. Tuy thế, trong phần này, chúng tôi cũng đã phần nào khái quát được những điểm đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong các trước tác của Đinh Hùng. Dù những đóng góp của Đinh Hùng ở các thể loại này không thật xuất sắcso với thơ, nhưng ít nhiều ông cũng đã có những thành công nhất định và các tác phẩm của ông từ đây sẽ có cơ hội trở thành nguồn cứ liệu để “phục dựng” lại những “chân dung văn học”.
Thế giới tinh thần của Đinh Hùng với những hấp lực diệu kì của nó vẫn đang mời gọi những ai có lòng cảm thông bước vào “kết giao cùng linh hồn Hoài Điệp”.
“Hỡi anh em của ta, hãy bước vào nỗi cô đơn của mi cùng với tình yêu của mi và sáng tạo của mi, chỉ sau đó sự công chính mới bước theo mi trên đôi chân khập khiễng” [88, tr.115].
Vì Zarathustra đã nói như thế!
Mong rằng từ đây, khoảng cách giữa Đinh Hùng và độc giả sẽ được thu hẹp và ông sẽ thôi làm một cánh bướm cô đơn bay trong “cơn mê trường dạ”.
THƯ MỤC THAM KHẢO
-
CÁC TÁC PHẨM CỦA ĐINH HÙNG:
1. Đinh Hùng (1990), Kỳ nữ Gò Ôn Khâu, Tổng hợp Kiên Giang.
-
Đinh Hùng (1967), Ngày đó có em, Giao điểm.
-
Đinh Hùng (1971), Đốt lò hương cũ, Lửa thiêng.
4. Đinh Hùng (1995), Tuyển thập thơ, Đồng Nai.
-
Đinh Hùng (2005), Thơ Đinh Hùng với tuổi thơ, Kim Đồng.
6. Đinh Hùng (1963), Hy vọng chiều xuân, Văn hoá nguyệt san, số 77.
7. Đinh Hùng (1965), Những kỉ niệm “chia sẻ ngọt bùi” cùng Thạch Lam, Văn, số 36.
8. Đinh Hùng (1965), Gửi hương hồn Thạch Lam, Văn, số 36.
9. Đinh Hùng (1998), “Người thơ thuần tuý Nguyễn Du trong Văn tế thập loại chúng sinh”, Nguyễn Du: Về tác gia và tác phẩm, Giáo dục.
10. Đinh Hùng (1943), Đám ma tôi, Tân Việt.
11. Đinh Hùng (1954), Mê hồn ca, Tiếng Phương Đông.
12. Đinh Hùng (1968), Mê hồn ca, Văn Uyển.
13. Đinh Hùng (1995), Mê hồn ca, Hội nhà văn.
14. Đinh Hùng (1961), Đường vào tình sử, Nam Chi Tùng thư.
15. Đinh Hùng (2000), Đường vào tình sử, Văn học.
16. Đinh Hùng (1965), Hương cúc liên chi, Văn, số 43.
17. Đinh Hùng (1973), Tiếng ca bộ lạc, Lửa thiêng.
18. Đinh Hùng (1957), Người đao phủ thành Đại La, Nguyễn Đình Vượng.
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
-
Huỳnh Phan Anh (1968), Văn chương và kinh nghiệm hư vô, Hoàng Đông Phương.
-
Huỳnh Phan Anh (1972), Đi tìm tác phẩm văn chương, Đồng Tháp.
-
Trần Hoài Anh (2010), Thơ, quan niệm và cảm nhận, Thanh Niên.
-
Trần Hoài Anh (2010), Lí luận – phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954-1975, Hội nhà văn.
-
Aristote (1964), Nghệ thuật thơ ca, Lê Đăng Bảng, Thành Thế Thái Bình, Đỗ Xuân Hà, Thành Thế Yên Bảy dịch, Văn hoá Nghệ thuật, Hà Nội.
-
M. Arnauđốp (1978), Tâm lí học sáng tạo văn học, Văn Học, 1978.
-
Arthur Rimbaud (2006), Rimbaud toàn tập, Huỳnh Phan Anh dịch, Văn hoá Sài Gòn.
-
Lại Nguyên Ân, 150 Thuật ngữ văn học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.
-
Mai Bá Ấn, Bích Khê và chủ nghĩa tượng trưng, www.phongdiep.net.
-
Charles Baudelaire (1998), Những bông hoa ác, Lê Trọng Bổng dịch, Phụ nữ.
-
Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
-
Nhật Chiêu (2008), 3000 thế giới thơm, Văn nghệ.
-
Nhật Chiêu, Emily Dickinson và những bài thơ, www.evan.com.vn.
-
Vũ Hoàng Chương (1968), Nhớ Đinh Hùng, Văn, số 112.
-
Vũ Hoàng Chương (1968), Với Đinh Hùng, Văn, số 112.
-
Vũ Hoàng Chương (1967), Khóc Đinh Hùng, Văn, số 91.
-
Vũ Hoàng Chương (1974), Ta đã làm chi đời ta, Trương Vĩnh Ký.
-
Trần Dần (2008), Trần Dần thơ, Đà Nẵng.
-
Xuân Diệu (1984), Công việc làm thơ, Văn Học.
-
Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Khoa học Xã hội.
-
Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Khoa học Xã hội.
-
Lê Tiến Dũng (2002), Lí luận văn học (phần Tác phẩm văn học), ĐHQGTPHCM.
-
Lê Tiến Dũng (2004), Nhà phê bình và cái roi ngựa, ĐHQGTPHCM.
-
Lê Tiến Dũng (1998), Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932-1945, Giáo dục.
-
Nguyễn Đăng Duy (1996), Văn hoá tâm linh, Hà Nội.
-
Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Văn học.
-
Hà Minh Đức (1997), Khảo luận văn chương, Khoa học Xã hội.
-
Hà Minh Đức (2010), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Thuận Hoá.
-
Eith Hamilton (2004), Những huyền thoại, Mỹ thuật.
-
Nguyễn Quang Hiện (1967), Tiễn biệt Đinh Hùng, Văn, số 91.
-
Nguyễn Hữu Hiếu (2004), Những biểu hiện của khuynh hướng tượng trưng trong thơ mới Việt Nam 1932-1945, ĐHQGTPHCM.
-
Trần Tuấn Kiệt (1968), Những điều tôi nghĩ về Đinh Hùng, Văn, số 112.
-
Nguyễn Lân (2002), Từ điển từ và ngữ tiếng Việt, Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Bàng Bá Lân (1968), Cảm nghĩ đầu tiên của tôi về thơ Đinh Hùng, Văn, số 112.
-
Du Tử Lê (1968), Đinh Hùng- người về muộn, Văn, số 112.
-
Du Tử Lê (1965), Năm sắc diện năm định mệnh, www.dutule.com.
-
Ngê Bá Lí (1967), Đinh Hùng, Văn, số 91.
-
Lưu Kỳ Linh (1968), Kính điếu thi sĩ Đinh Hùng, Văn, số 112.
-
IU. M. Lotman (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, ĐHQGHN.
-
Lô-Răng (1969), Nhớ Đinh Hùng, Văn, số 137.
-
Nguyễn Công Lý, Về trạng thái tư duy nghệ thuật kiểu trực cảm tâm linh trong văn chương (qua khảo sát văn học Phật giáo thời Lý – Trần), www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn.
-
Thế Nhân (1967), Nhớ Đinh Hùng, Bách Khoa, số 259.
-
Nhiều tác giả (1968), Trùng Cửu nhớ Đinh Hùng, Văn, 1968, số 1, tr. 77-80.
-
Nhiều tác giả (2008), Bình thơ từ 100 bài thơ hay thế kỉ XX (tập 1), Giáo dục.
-
Nhiều tác giả (2002), Lí luận văn học, Giáo dục.
-
Nhiều tác giả (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Giáo dục.
-
Nhiều tác giả (2004), Từ điển văn học (bộ mới), Thế Giới.
-
Nhiều tác giả (2002), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, Đà Nẵng.
-
Nhiều tác giả (1997), Tuyển tập thơ văn xuôi (Việt Nam và nước ngoài), Văn học.
-
Nhiều tác giả (2009), Ngôn ngữ văn chương, Đại học quốc gia Hà Nội.
-
Nhiều tác giả (2001), Nghệ thuật như là thủ pháp, Hội nhà văn, Hà Nội, 2001.
-
Nhiều tác giả (2006), Các nhà thơ giải Nobel, Đông Tây.
-
Nhiều tác giả (2008), Thơ Việt Nam thế kỉ XX (Thơ trữ tình), Giáo dục.
-
Nhiều tác giả (1968), Việt Nam thi nhân tiền chiến, Sống mới, Sài Gòn.
-
F. Nietzsche (2008), Zarathustra đã nói như thế, Văn học.
-
Octovio Paz (1998), Thơ văn và tiểu luận, Nxb Đà Nẵng.
-
Lê Lưu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam 1975-1990, ĐHQGHN.
-
Đinh Thục Oanh (1968), Nhớ Đinh Hùng, Văn, số 112.
-
Nguyễn Khắc Oánh (1970), Mối tình đầu kì lạ của cố sĩ Đinh Hùng, Văn Học, số 151.
-
Thế Phong, Lược sử văn nghệ miền Nam, www.newvietart.com.
-
Thế Phong (1999), Chiêu niệm bốn nhà văn Sài Gòn: Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Tam Lang, Nguyễn Đắc Lộc, Đồng Nai.
-
Phan Lạc Phúc (1967), Nhân cái chết của Đinh Hùng: nghĩ về thơ tượng trưng, Văn, số 91.
-
Huỳnh Như Phương (2007), Trường phái hình thức Nga, ĐHQGTPHCM.
-
Huy Quang (1968), Tưởng niệm Đinh Hùng, Văn, số 112.
-
Phạm Văn Sĩ (1986), Về tư tưởng và văn học phương Tây hiện đại, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
-
Chu Văn Sơn, Trường ca Thanh Thảo, www.phongdiep.net.
-
Trần Đình Sử (1997), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục.
-
Trần Đình Sử (2002), Văn học và thời gian, ĐHQGHN.
-
Tagore (2007), Thực nghiệm tâm linh, Đỗ Lai Thuý dịch, Văn học.
-
Lê Thị Thanh Tâm (2000), Trí tuệ và cảm xúc trong thơ Chế Lan Viên, ĐHQGTPHCM.
-
Trần Nhựt Tân (1974), Đinh Hùng trên lưng cánh chim dĩ vãng, Văn hoá tạo san, số 7401.
-
Trần Nhựt Tân (2004), Đi tìm thông điệp của nàng thơ, Thanh niên.
-
Trần Nhựt Tân (1971), Dư vang nghệ thuật, Hạnh.
-
Trần Nhựt Tân (2006), Tâm lí học, Lao động.
-
Trần Nhựt Tân (1971), Một phương pháp phân tách chủ đề văn chương, Lửa thiêng.
-
Hoài Thanh – Hoài Chân (2002), Thi nhân Việt Nam, Văn học.
-
Mai Thảo (1968), Thơ, Đinh Hùng và Hạnh phúc, Văn, số 112.
-
Mai Thảo (1967), Lá thư chữ đỏ, Văn, số 91.
-
Nguyễn Toàn Thắng (2007), Hàn Mặc Tử và nhóm thơ Bình Định, Giáo dục.
-
Nguyễn Ngọc Thiện (2005), Lí luận, phê bình văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX-1945, Khoa học Xã hội.
-
Đỗ Lai Thuý (1997), Đinh Hùng-Người kiến trúc chiêm bao, Văn học, số 303.
-
Đỗ Lai Thuý (2000), Mắt thơ, Nxb Văn hoá – Thông tin.
-
Đỗ Lai Thuý (2011), Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy, Hội nhà văn.
-
Đỗ Lai Thuý (2007), Phân tâm học và tính cách dân tộc, Tri thức.
-
Nhã Thuyên, Chủ nghĩa tượng trưng trong văn học, www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn.
-
Đặng Tiến (1967), Vũ trụ Đinh Hùng, Văn, số 91.
-
Đặng Tiến (2009), Thơ, thi pháp và chân dung, Phụ nữ.
-
Cao Tiêu (1968), Khóc Đinh Hùng, Văn, số 112.
-
Hoàng Hương Trang (1968), Những kỉ niệm với Đinh Hùng, Văn, số 112.
-
Đinh Gia Trinh (2005), Hoài vọng của lí trí, Hội nhà văn.
-
Phạm Việt Tuyền (1967), Tôi đọc Mê hồn ca của Đinh Hùng, Nghiên cứu văn học.
-
Phạm Việt Tuyền (1973), Tôi đọc thơ, Phong trào Văn hoá, 1973.
-
Hoàng Anh Tuấn (1967), Tiễn biệt Đinh Hùng, Văn, số 92.
-
Tạ Tỵ (1967), Hoài cảm Đinh Hùng, Văn, số 91.
-
Tạ Tỵ (1970), Mười khuôn mặt văn nghệ, Nam Chi Tùng Thư.
-
Kiều Văn (2006), Những gương mặt tiêu biểu thi ca Việt Nam, Văn học.
-
Hồ Khánh Vân (2004), Thế giới nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ, ĐHQGTPHCM.
-
Chế Lan Viên (2010), Thơ, Văn học.
-
Thục Vũ (1969), Những ngày cuối cùng của Đinh Hùng, Văn, số 137.
-
Nguyễn Thị Thanh Xuân (2004), Phê bình văn học Việt Nam, ĐHQGTPHCM.
-
CÁC WEBSITE THAM KHẢO:
-
www.bartleby.com
-
www.bichkhe.org
-
www.evan.com.vn
-
www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn
-
www.phongdiep.net
-
www.poetry-archive.com
-
www.poemhunter.com
-
www.thivien.net