Theo hướng suy nghĩ ấy để phân tích "mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam", cú thể nhận rừ mấy vấn đề sau đây:
(-) Đặc điểm mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
(-) Những bài học kinh nghiệm của Việt Nam về vận dụng mối quan hệ này.
(-) Những vấn đề đặt ra và cơ chế giải quyết mối quan hệ này trong bối cảnh hiện nay.
I. Đặc điểm mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị ở Việt Nam hiện nay
Từ khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường và tiếp tục đổi mới hơn 20 năm qua, mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị ngày càng thể hiện tầm quan trọng của nó trong những thành tựu đổi mới cũng như trong những sai lầm, khuyết điểm đó vấp phải. Vì vậy, để chủ động giải quyết mối quan hệ này có hiệu quả cả về kinh tế và chính trị, cần thiết nhận từ những đặc điểm của mối quan hệ này.
1. Trước hết, mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị là mối quan hệ giữa khách quan với chủ quan
Như chúng ta đó biết, mỗi hình thái kinh tế vận động phát triển dưới hình thức một phương thức sản xuất nhất định, bao gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tương ứng. Lực lượng sản xuất trong kinh tế thị trường dựa trên nền tảng cơ sở kỹ thuật nhất định do đòi hỏi của cạnh tranh. Ngày nay, sự phát triển của lực lượng sản xuất nhờ những tiến bộ và cách mạng khoa học và công nghệ, nhờ sự phù hợp của thể chế kinh tế và quản lý. C.Mác coi đó là "quá trình lịch sử - tự nhiên". Những thời kỳ phồn vinh hay suy thoái kinh tế đều có chung nguồn gốc từ mối quan hệ giữa yêu cầu của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất và thể chế quản lý. Đó là mối quan hệ giữa khách quan (kinh tế) với chủ quan (chính trị) thể hiện trong suốt tiến trình đổi mới vừa qua.
Trong những năm thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) Lênin đó rút ra nguyên lý về mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị:
"Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế. Chính trị không thể không chiếm địa vị hàng đầu so với kinh tế"[1].
Nguyên lý đó chỉ ra rằng: đường lối chính sách phải phản ánh được nhu cầu và quy luật kinh tế. Chỉ trong điều kiện đó, chính trị mới lãnh đạo, quản lý kinh tế có hiệu quả, mới giữ được vai trò chính trị. Thực tiễn những thời kỳ sau này đó xác nhận tính đúng đắn của nguyên lý ấy biểu hiện ở những thất bại của các đảng cầm quyền rơi vào chủ quan duy ý chí trong lãnh đạo và quản lý kinh tế - xã hội.
2. Mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị cũng là mối quan hệ giữa xã hội với chính trị
Qúa trình phát triển kinh tế thị trường tác động đến phát triển xã hội từ hai mặt:
Một là,sự phát triển phân công lao động xã hội dần dần làm thay đổi cơ cấu xã hội dân cư. Xãhội Việt Nam sau hơn 20 năm chuyển sang kinh tế thị trường đó khác xã hội trước đổi mới về phân tầng xã hội và cơ cấu xã hội dân cư. Sự biến đổi này sẽ dẫn đến những thay đổi về yêu cầu việc làm và hưởng thụ, về nhân sinh quan, thế giới quan của xã hội, trước hết là thế hệ trẻ.
Hai là,sự phát triển kinh tế sẽ dần dần làm thay đổi nhu cầu của dân cư về cơ cấu và chất lượng sản phẩm. Do đó làm thay đổi mức sống và lối sống của dân cư, sự phát triển xó hội và cá nhân. Như vậy, sự phát triển kinh tế thị trường nảy sinh những đòi hỏi mới về mặt xã hội mà chính trị phải giải quyết.
Do phân công lao động phát triển, nên xã hội dần dần được tổ chức thành các Hội nghề nghiệp, đại biểu cho lợi ích và nguyện vọng của hội viên. Đó là xã hội dân sự, đóng góp ngày càng tăng cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội... ở các nước phát triển kinh tế thị trường, mối quan hệ giữa chính trị và xã hội thể hiện ở mối quan hệ giữa Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự. Đó là một trong ba trụ cột của nền dân chủ.
Như vậy, mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị còn bao gồm cả mối quan hệ xã hội với chính trị. Nếu chỉ quan tõm chạy theo tăng trưởng kinh tế một chiều, không đồng hành với phát triển xã hội thì chính trị sẽ kìm hãm phát triển kinh tế và tạo ra nguy cơ mất ổn định xã hội.
3. Mối quan hệ giữa văn hoá với chính trị - một khía cạnh ở chiều sâu của mối quan hệ kinh tế với chính trị
Kinh tế thị trường phát triển theo một quá trình xó hội hóa từ thấp lên cao. Vìvậy, sự phát triển kinh tế thị trường luôn gắn liền với sự hình thành và phát triển nền văn hoá mới. Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ở giai đoạn đầu gắn liền với thời kỳ Văn hoá Phục hưng. Quá trình phát triển sau này của kinh tế gắn liền với các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, phát triển giáo dục, văn học nghệ thuật. ở đâu không có những thành tựu về phát triển văn hoá thì ở đó chỉ là những thị trường hoang dại, đầy rẫy lừa đảo và tham nhũng, quan liêu.
Sự phát triển văn hoá trong kinh tế thị trường hiện đại còn thể hiện ở hệ thống tiêu chí chất lượng trong cạnh tranh thị trường, làm cơ sở cho thể chế minh bạch, công khai và kiềm kê, kiểm soát các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể, giữa nhà nước với doanh nghiệp và người dân.
Bước vào thế kỷ XXI, văn hoá ngày càng có ảnh hưởng nổi trội đối với phát triển và chính trị, thể hiện ngày càng nhiều trong các tiêu chí quy định sức cạnh tranh của doanh nghiệp và quốc gia. Nét mới của tác động văn hoá không chỉ ở trình độ phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn học và nghệ thuật mà còn ở sự phát triển hài hoà "mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên". Chỉ khi "mối quan hệ kép" đó phát triển đồng thời, thì bộ mặt Người của xã hội và cá nhân mới hiện lên đầy đủ. Với những bước phát triển kinh tế tri thức, xu hướng tác động của văn hoá nói trên ngày càng hiện thực thông qua sự phát triển cạnh tranh kinh tế và đấu tranh chính trị. Chỉ sự phát triển đó mới có tính chất bền vững. Sự phát triển như vậy bắt đầu từ mỗi cá nhân trong xã hội. Chính phát hiện xu hướng này mà C.Mác đã dự báo xã hội tương lai là "xã hội mà sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển của mọi người".
Xu hướng văn hoá ấy đang trở thành một sức ép lớn và ngày càng tăng trong cạnh tranh kinh tế (phải hướng tới nền "kinh tế xanh" (green economy) và trong chính trị (hướng tới một nền chính trị nhân văn). Sức mạnh văn hoá này đang là một đòi hỏi công bằng có tính chất toàn cầu do những tệ nạn về xã hội và tàn phá môi trường đến mức độ nguy hiểm cho cả loài người.
Sự phát triển của Việt Nam hiện nay cũng không thể ra ngoài xu hướng chủ đạo nói trên về kinh tế và chính trị. Sau hai thập kỷ cần thiết phải coi trọng tăng trưởng về số lượng, nay đó đến lúc phải thay đổi định hướng cụ thể với mô hình phát triển bền vững. Trước thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, cái cần nhất cho Việt Nam là một môi trường văn hoá nhân văn trong quan hệ kinh tế và chính trị, trong mỗi người dân và người lãnh đạo để sử dụng vốn đầu tư và nguồn nhân lực theo hướng phát triển bền vững. Đó là hiện thực hoá định hướng xã hội chủ nghĩa.
II. Những bài học kinh nghiệm của Việt Nam về nhận thức và vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị
Thử thách lớn nhất đối với đảng cầm quyền trong thời bình xây dựng đất nước là nhận thức và vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị phù hợp với những đặc điểm dân tộc và bối cảnh thời đại. Nhìn lại lịch sử từ năm 1975 đến nay, có thể rút ra hai bài học kinh nghiệm lớn về giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị.
1. Giai đoạn 1975 - 1986
Đây là thời kỳ chuyển từ mối quan hệ giữa chính trị với quân sự sang quan hệ giữa chính trị với kinh tế. Đảng và Nhà nước đó bỏ nhiều công sức vào việc tìm tòi một chiến lược kinh tế làm cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội. Sự quan tâm đó là đúng đắn. Nhưng lựa chọn hình thái kinh tế nào để thực hiện mục tiêu đó thì gặp nhiều khó khăn. Mô hình kinh tế ở các nước xã hội chủ nghĩa đang rơi vào trì trệ, suy thoái dần, nhiều biến động chính trị phát sinh từ kinh tế, thậm chí rối loạn chính trị như ở Trung Quốc vào cuối thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70. Cuối cùng thì Đảng lựa chọn chiến lược công hữu hoá, nhà nước hoá toàn bộ lĩnh vực kinh tế thông qua cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng mô hình kinh tế 500 huyện, bỏ qua thời kỳ khôi phục kinh tế sau chiến tranh lâu dài. Kết cục là kinh tế trì trệ và suy thoái, đời sống nhân dân nghèo nàn trong cơ chế bao cấp tràn lan, không được bảo đảm về nhu cầu y tế và giáo dục.
Nguyên nhân thất bại trong thực hiện mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị thời kỳ này được Đại hội VI của Đảng chỉ ra một cách tổng quát là bệnh chủ quan duy ý chí.
Đi sâu hơn về nguyên nhân thất bại thì thấy rõ đây là bài học chung của các Đảng Cộng sản cầm quyền thế kỷ XX, mà Đảng ta muốn vượt ra cũng không được. Sai lầm này kéo dài nhiều thập kỷ kể từ sau khi Lênin mất (1924) và xoá bỏ NEP. Lênin từng phê phán sai lầm này, gọi đó là "bệnh ấu trĩ tả khuynh" của người cộng sản, không có gì giống với lý luận chủ nghĩa Mác coi sự phát triển kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa sẽ đi tới chủ nghĩa xã hội là "một quá trình lịch sử - tự nhiên".
Thành công bước đầu của công cuộc cải cách của Trung Quốc (từ 1978) và Việt Nam (từ 1986) đó xóc định luận điểm khoa học của Mác. Ngay ở cuộc khủng hoảng hiện nay ở thế kỷ XXI, nhiều nhà nghiên cứu và chính trị cũng phải "trở về với Mác" để tìm lối thoát.
Bài học kinh nghiệm này của Việt Nam (cũng như các đảng khác) chỉ ra rằng: công tác lý luận và tư tưởng và tổ chức - cán bộ có tầm quan trọng quyết định đến chất lượng chính trị. Chừng nào công tác này còn yếu kém thì chưa thể đặt mối quan hệ giữa chính trị với kinh tế trên cơ sở khoa học và thực tiễn thời đại hiện nay.
2. Giai đoạn đổi mới từ 1986 trở đi
Cái mốc quan trọng trong nhận thức và đổi mới "mối quan hệ kinh tế với chính trị" là Đại hội VI của Đảng (1986). Những giá trị của Đại hội VI có ý nghĩa lâu dài trong công cuộc đổi mới của Việt Nam. Những giá trị tiêu biểu nhất là:
a. Để có quan điểm, tư tưởng chính trị đúng cần "Nhìn thẳng vào sự thật, nói ra sự thật. Tôn trọng quy luật khách quan"
Giá trị này đặt tầm nhìn chính trị vào thực tiễn (dân tộc và thời đại) đang vận động theo quy luật khách quan. Giá trị này là sự phê phán nghiêm khắc đối với khuynh hướng giáo điều sách vở và cơ hội chính trị trong bộ máy cầm quyền.
b. Thực tiễn cho thấy rằng: Việt Nam cần chuyển sang kinh tế thị trường mới phát huy được nội lực, mới đồng hành với thời đại. Chuyển sang quỹ đạo kinh tế thị trường mới có cơ hội đi lên chủ nghĩa xã hội, khác với kinh tế nhà nước hoá chỉ tạo ra chủ nghĩa bình quân phổ biến đi đôi với đặc quyền đặc lợi một nhóm người.
c. Yêu cầu chính trị là lấy "nhiệm vụ phát triển kinh tế làm trung tâm". "Chính trị phải là biểu hiện tập trung của kinh tế (Lênin) chứ không phải chỉ là đồng thuận của số đông xa rời yêu cầu của quy luật kinh tế. Giá trị này của Đại hội cần được chi phối quyết định công tác tổ chức - cán bộ của Đảng. Bộ máy lãnh đạo, quản lý phải được cấu thành từ các nhân tài, chuyên gia về kinh tế và chính trị, chứ không phải là quan hệ thân quen hay "đến hẹn lại lên" trong các nấc thang quyền lực.
d. Đại hội VI đề cao một nguyên tắc "đổi mới kinh tế đi đôi với đổi mới chính trị". Giá trị này thì hiện tính hệ thống, tính phát triển của mối quan hệ kinh tế với chính trị. Thực tiễn quá trình đổi mới chỉ ra rằng: thời gian nào Đảng coi trọng và nghiêm túc thực hiện nguyên tắc trên thì đổi mới đạt chất lượng tốt, cũn lúc nào coi nhẹ thì tiềm ẩn nhiều vấn đề cả trong kinh tế và chính trị.
Nhìn lại quá trình đổi mới, Đại hội VI là bước đi đặc biệt của sự chuyển biến mối quan hệ kinh tế với chính trị. Tuy vậy tính đa dạng, phong phú và phức tạp của kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập ngày càng đặt ra những thách thức mới. Để vượt qua thực tế hiện nay, mối quan hệ kinh tế với chính trị cần được nhận thức và vận dụng ở tầm cao hơn trước thực tiễn loài người đang tiến mạnh vào kinh tế tri thức và cuộc đấu tranh cho mô hình phát triển bền vững.
III. Những vấn đề chủ yếu và cơ chế giải quyết nâng cao mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị
Hiện nay kinh tế nước ta đang đứng trước bước ngoặt với những thách thức và cần các giải pháp sau đây:
1) Phải chuyển từ quá trình phát triển về lượng (chỉ lo tăng trưởng) lên quá trình phát triển về chất (thể hiện ở trình độ công nghệ cao trong các doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm với thương hiệu Việt Nam, hình thành lực lượng lao động và lực lượng quản lý chuyên nghiệp trình độ cao v.v.).
2) Sớm chuyển từ hướng phát triển phiến diện hiện nay (nhiều vấn đề xã hội và môi trường nặng nề) lên định hướng phát triển đồng thuận giữa kinh tế với xã hội và môi trường, gọi là phát triển bền vững vì sự phát triển con người và cộng đồng.
3) Thúc đẩy hình thành tổ chức và thể chế Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân trong các cấp. Nên lưu ý rằng: chỉ khi đi vào hướng kinh tế phát triển bền vững và Nhà nước pháp quyền có hiệu quả thì mới có nội hàm "định hướng xã hội chủ nghĩa" trên thực tế.
4) Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng, các Hội trong thực hiện chiến lược phát triển, nhằm thực hiện mục tiêu "nhân dân làm chủ" của Đảng đã đề ra.
5) Tiền đề của việc thực hiện các giải pháp trên là một bước đổi mới tư duy kinh tế chính trị dựa trên vận dụng phép biện chứng giữa kinh tế với chính trị (nêu ở mục I). Đồng thời đổi mới phương pháp lãnh đạo, quản lý theo phương pháp hệ thống, khắc phục tình trạng cục bộ, địa phương. Yêu cầu này phải bắt đầu từ quá trình đào tạo cán bộ cao cấp và từ công tác tổ chức - cán bộ.
Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2009
...................................
[1]V.I.Lênin,Toàn tập,t.42, Nxb Tiến bộ, M, 1977, tr.311-312.